Những bất cập trong công tác bảo vệ doanh nghiệp trước vấn nạn bị làm giả, làm nhái và xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay – Tem chống hàng giả do Bộ Công An cấp

Câu chuyện về hàng giả, hàng nhái, đánh cắp thương hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt đang là một chủ đề nóng, một câu chuyện dài chưa có hồi kết. Và nó lại càng nóng hơn khi cận kề tết Nhâm Dần 2023 bởi hình thức và chiêu trò sản xuất có hẳn một công nghệ làm giả “siêu to khổng lồ” ngày càng tinh vi hơn; ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng, thương hiệu sản phẩm. Làm cho tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị làm giả, làm nhái suy giảm, họ đang loay hoay tìm hướng giải quyết. Vậy đâu mới là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp bảo vệ mình?

 

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Trần Hữu Linh, từ đầu năm 2022 đến nay, quy mô hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại… ngày càng gia tăng. Thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường cho thấy, 7 tháng năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý hơn 24.000 vụ vi phạm; phạt hành chính hơn 144,5 tỷ đồng.

 

Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Nguyễn Hữu Tuấn thông tin, do đặc thù người bán, người mua không gặp nhau trực tiếp, nên gian lận thương mại gia tăng trên thương mại điện tử. Hay như việc lợi dụng dịch vụ chuyển phát, hàng giả “đi” công khai thay vì chui lủi như trước đây. Hoạt động buôn lậu qua biên giới vào thị trường nội địa rất phức tạp, thay vì qua các đường mòn, lối mở như trước đây, hàng lậu “luồn lách” qua kênh chính ngạch… Các thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, xử lý.

 

Bên cạnh đó, không ít người tiêu dùng biết là hàng giả, không rõ xuất xứ nhưng vẫn mua hoặc không tố giác. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu của mình.

 

 Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo 389/TP chỉ đạo hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo 389/TP chỉ đạo hội nghị.

 

Theo báo cáo của BCĐ 389 quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm (giảm 25,05% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó: 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 53,72% so với cùng kỳ năm 2021); 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế (giảm 4,72% so với cùng kỳ năm 2021); 1.019 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (giảm 90,61% so với cùng kỳ năm 2021). Thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng.

 

Doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình trước. Các doanh nghiệp đã tự đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ doanh nghiệp mình như chủ động tổ chức hội thảo khuyến cáo người tiêu dùng, quảng bá, tuyên truyền về sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm chính hiệu đồng thời thường xuyên cải tiến mẫu mã bên ngoài và chất lượng. Số công ty khác lại chọn hình thức tư vấn trên website hoặc qua tổng đài giúp người tiêu dùng nhận biết các đặc tính của sản phẩm,…Tuy nhiên nó chưa thực sự hữu hiệu cho tất cả các doanh nghiệp bởi nó tốn nhiều chi phí và nhân công cho việc triển khai hoàn thiện, đối với đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh thì có thể dễ dàng hơn còn các doanh nghiệp tầm trung và nhỏ thì nó là vấn đề.

 

Gần đây tại các diễn đàn doanh nghiệp trẻ, các hội thảo lớn nhằm phát triển nhãn hiệu sản phẩm các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư đang rỉ tai nhau chia sẻ về một hình thức bảo vệ doanh nghiệp, chống giả mới trên mã QR code – tem xác thực điện tử Smartcheck và sử dụng tem chống giả Bộ Công An, tem vỡ đang được các doanh nghiệp áp dụng triển khai sâu rộng bởi tính pháp lý chặt chẽ và chi phí tương đối hợp lý chỉ khoảng 150đ/tem. Bên cạnh đó giải pháp còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý hàng ngàn sản phẩm, hàng trăm các cấp đại lý nhà phân phối mà lâu nay doanh nghiệp đang loay hoay tìm hướng. Chức năng tích điểm đổi quà được nhiều doanh nghiệp yêu thích bởi ngoài việc tặng quà chi ân khách hàng thân thiết còn thu thập được một số thông tin cho phép của người tiêu dùng hỗ trợ cho công tác truyền thông và phát triển thương hiệu được hiệu quả hơn.

 

 

Tem chống giả điện tử đang được các doanh nghiệp yêu thích
 Tem chống giả điện tử đang được các doanh nghiệp yêu thích

 

Hoạt động trong lĩnh lực chống hàng giả hơn 14 năm qua, hiểu rõ tình hình thực tế, thấu hiểu tình cảnh của các doanh nghiệp đang bị làm giả. An Hà một trong những công ty chống hàng giả đầu Việt Nam luôn đổi mới mình đã nghiên cứu và phát triển giải pháp chống giả trọn vẹn cho doanh nghiệp mang đến cho các doanh nghiệp giải pháp chống giả bằng công nghệ – tem xác thực điện tử. Người tiêu dùng giờ đây không còn quá khó khăn trong việc phân biệt hàng giả nhờ ứng dụng quét mã Smartcheck với một vài thao tác đơn giản. Với mỗi con tem được gắn mỗi mã qrcode duy nhất và phủ cào, người mua hàng chỉ cần cào nhẹ lớp phủ bạc và dùng ứng dụng Smartcheck (cài đặt miễn phí) để xác thực là có thể biết ngay kết quả hàng chính hãng hay hàng giả, hàng nhái… trong một vài tích tắc.

 

Như vậy, trước tình hình hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp nhiều doanh nghiệp đã chọn cách “tự cứu mình” trong đó bảo vệ doanh nghiệp bằng công nghệ chống giả qua giải pháp sử dụng tem xác thực điện tử như một công cụ chống hàng giả hiệu quả nhất. Bên cạnh đó mỗi một doanh nghiệp sản xuất cần hiểu rõ trách nhiệm của mình bảo đảm hàng hoá, sản phẩm đạt “chuẩn đầu ra” góp phần đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái đem lại sự công bằng trong sản xuất và hướng đến một môi trường sản xuất và kinh doanh hàng Việt lành mạnh, giá trị cao.

 

 



Post Views:
96

Bình chọn
0975700054
Liên hệ