Nên chọn đăng ký bản quyền tác giả hay bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu độc quyền và bản quyền tác giả là gì?


Nhãn hiệu độc quyền là hình thức đăng ký hồ sơ pháp lý tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ – Cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Cục Sở Hữu Trí Tuệ có chức năng thực hiện việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp như Sáng chế, Giải pháp hữu ích, kiểu dáng Công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý … và quản lý Nhà nước về các đối tượng sở hữu công nghiệp này trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trong khi đó, Bản quyền tác giả là hình thức đăng ký hồ sơ pháp lý tại Cục Bản quyền tác giả – tổ chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Cục bản quyền tác giả có chức năng cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận, đăng ký quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cũng như chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức, cá nhân nên đăng ký dưới hình thức bảo hộ nào là phù hợp?
Thực tế cho thấy, tổ chức, cá nhân nên tiến hành cả 2 hình thức bảo hộ vì các lẽ sau:
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ được bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc Logo… Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh vì nếu như có một người khác sử dụng Logo tương tự của tổ chức, cá nhân, hành vi sử dụng đó sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân đăng ký, chính vì vậy cần tiến hành thêm việc bảo hộ quyền tác giả.
Nếu đăng ký quyền tác giả, tổ chức, cá nhân sẽ được bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực. Bất cứ ai muốn sử dụng Logo đó trong lĩnh vực nào đều phải nhận đươc sự đồng ý của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ cho Bản quyền yếu hơn nhãn hiệu vì chỉ khi một người sử dụng Logo giống hệt Logo của tổ chức, cá nhân hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm Bản quyền.

Bình chọn
0975700054
Liên hệ